Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM

Trụ sở văn phòng chính:  101B Lê Hữu Trác - Sơn Trà - Tp Đà Nẵng.
  0236.3831841 - Fax: 02363.844728 - Website: https://cfi.edu.vn/ - Fanpage: https://www.facebook.com/cfi.edu.vn

Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh:  296 Lưu Hữu Phước - Phường 15 - Quận 8 - TP Hồ Chí Minh.
  028.38776919 -  Website: 
http://phanhieuhcm.cfi.edu.vn/

 

Phần 2: Đơn xin việc, tình trạng khó khăn khi viết đơn xin việc Phần 2: Đơn xin việc, tình trạng khó khăn khi viết đơn xin việc

1. Mục tiêu của bạn là gì?
Bước đầu tiên để viết một đơn xin việc có tác động mạnh là xác định xem bạn đang muốn đạt được điều gì. Với một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, bạn có thể viết được một đơn xin việc giúp chuyển tải kinh nghiệm, kỹ năng và huấn luyện mà có thể phục vụ tốt nhất cho nguyện vọng nghề nghiệp chung của bạn.
Cán bộ tuyển dụng là những người bận rộn, do vậy họ không thể mất thời gian để cố gắng tìm xem mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì. Họ sẽ không dành thời gian làm công việc này, thay vào đó họ sẽ xem tiếp đơn xin việc khác. 

2. Bạn có cần một phần riêng cho phần Mục tiêu?

Mặc dù đơn xin việc của bạn rất cần có một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng nhưng bạn không cần phải dành hẳn một mục riêng cho phần này. Thay vào đó, hầu hết người tìm việc có thể kèm các mục tiêu nghề nghiệp của mình trong phần Tóm tắt Năng lực chuyên môn.
Chẳng hạn, một ứng viên đã viết phần tóm tắt năng lực làm việc của mình như sau:  

Thư ký có năng lực và đáng tin cậy, nắm vững kỹ năng đối với mọi mặt của công tác quản lý văn phòng trong các môi trường phi lợi nhuận.

Phần tóm tắt của cô ta vẫn trình bày rõ các phẩm chất chính cho vị trí nhân viên hành chính, nhưng dòng mở đầu đã cho phép cán bộ tuyển dụng ngay lập tức nhận ra mục tiêu của cô ta. Nếu bạn làm việc ổn định trong một ngành nghề, việc lồng mục tiêu của bạn vào phần tóm tắt sẽ chuyển tải thông điệp cho biết bạn là ai, thay vì cho biết bạn muốn trở thành người như thế nào khi trưởng thành.  

3. Khi nào cần viết mục tiêu vào một phần riêng?

Những người muốn đổi nghề nghiệp và người mới vào nghề nên xem xét việc lồng các mục tiêu của mình vào đơn xin việc, bởi vì chỉ riêng phần quá trình làm việc trong quá khứ không đủ sức xác định được mục tiêu của họ một cách rõ ràng. Nếu bạn đang nhắm vào một vị trí cụ thể nào đấy, hãy thêm một phần riêng để trình bày mục tiêu và đề cập đến phần giới thiệu công việc. Cán bộ tuyển dụng sẽ nhận thấy bạn có bỏ thời gian để chuẩn bị một đơn xin việc mang phong cách riêng và cơ hội nghề nghiệp này quan trọng đối với bạn. 

* Lời khuyên để viết mục tiêu riêng của mình

-       Chú trọng việc bạn làm lợi gì cho nhà tuyển dụng, chứ không phải nhà tuyển dụng sẽ mang lại lợi ích gì cho bạn. Tránh xa các mục tiêu mô tả ý thích riêng của bạn đối với công việc, như "tìm kiếm một môi trường làm việc đồng đội có thể giúp bồi dưỡng chuyên môn".
-      Đừng nói chung chung. Tránh viết những câu mà không nói được gì về mục tiêu nghề nghiệp của bạn (ví dụ, "tìm kiếm một vị trí mang tính thử thách với tiềm năng phát triển").
-      Viết một cách súc tích và có mục đích rõ ràng. Cán bộ tuyển dụng thường phải lựa chọn giữa hàng trăm hoặc hàng ngàn đơn xin việc để tìm ra một người cho vị trí bỏ trống. Do vậy, hãy giúp cho công việc của họ được dễ dàng hơn bằng cách viết mục tiêu của mình ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Hiệu quả nhất là các mục tiêu có chức danh công việc mà bạn mong muốn nhắm đến.    

III. TÌNH TRẠNG KHÓ KHĂN KHI VIẾT ĐƠN XIN VIỆC 

1. Có nhiều hơn một mục tiêu nghề nghiệp

Bạn đang giằng xé giữa hai định hướng nghề nghiệp hoặc nhiều hơn? Hoặc đang nghĩ đến việc trở lại nghề cũ? Hoặc bạn là người đa tài, có tiềm năng đảm nhận nhiều hơn một vai trò?
Nếu bạn trả lời “có” cho bất kỳ câu hỏi nào trên đây, bạn cần xem xét lại chiến lược viết đơn xin việc của mình.
Nhiều ứng viên tìm việc theo đuổi từ hai mục tiêu trở lên đã phạm sai lầm khi chỉ chuẩn bị một đơn xin việc đa năng. Những đơn xin việc này thường bao gồm những câu mơ hồ, đại loại như “tìm kiếm một vị trí mang tính thử thách với tiềm năng phát triển và tiến bộ trong một môi trường đồng đội thân thiện”. Vấn đế của phương pháp này là cán bộ tuyển dụng có thể không biết rõ mục tiêu của bạn là gì hoặc cảm thấy bực mình vì thông tin then chốt để quyết định lại bị chôn vùi bên trong đơn xin việc.  

2. Giải pháp

Nếu bạn có nhiều hơn một mục tiêu nghề nghiệp, chiến lược tốt nhất là viết nhiều đơn xin việc khác nhau nhắm đến những mục tiêu khác nhau. 

3. Tại sao tôi nên làm như thế?

Những đơn xin việc hiệu quả nhất luôn nhắm đến mục tiêu nghề nghiệp cụ thể. Cán bộ tuyển dụng rất bận rộn và thường phải xử lý hàng trăm đơn xin việc gửi đến. Họ có một vị trí bỏ trống và đang tìm kiếm một ứng viên đáp ứng được tiêu chuẩn của họ. Các đơn xin việc tỏ ra có thể giải quyết vấn đề của họ sẽ được chú ý kỹ hơn và những đơn xin việc không tập trung thì thường bị loại.
Bạn có bao giờ nhận được một lá thư khuyến mại nhưng lại không biết chắc công ty đang thật sự bán những gì? Nếu thông điệp của nhà tiếp thị không rõ ràng, chiến dịch rất có khả năng không thành công. Quy luật này cũng được áp dụng cho đơn xin việc của bạn, cũng được xem như một lá thư tiếp thị với sản phẩm là năng lực làm việc của bạn. Để gia tăng tối đa khả năng thành công chiến dịch gửi đơn xin việc của bạn, đơn xin việc cần phải nhắm đúng vào nhu cầu của nhà tuyển dụng tiềm năng. 

4. Làm sao tôi có thể quyết định là mình cần nhiều hơn một đơn xin việc?

Nếu những công việc bạn nhắm đến gần giống nhau, bạn có thể chỉ cần một đơn xin việc. Hãy nghĩ xem liệu các vị trí có liên quan mật thiết với nhau hay không, có yêu cầu những kỹ năng, kinh nghiệm, quá trình huấn luyện hoặc cá tính giống hoặc tương tự nhau không. Nếu bạn quyết định các mục tiêu này gần giống nhau, ở đầu trang đơn xin việc hãy liệt kê danh sách các chức vụ. Trong đơn xin việc của bạn trên trang KiemViec, phần Chức danh là vị trí phù hợp để đưa mục tiêu của bạn vào. Ví dụ: “Giám đốc thu mua/Giám đốc quản lý hàng hoá".
Nếu các công việc bạn nhắm đến không liên quan với nhau và có những nét đặc thù riêng, có lẽ bạn sẽ thành công hơn khi viết các đơn xin việc khác nhau cho từng mục tiêu khác nhau. Một phương pháp tuyệt vời để quyết định xem bạn cần bao nhiêu đơn xin việc là tìm việc trên trang KiemViec. Nhập từ khoá của chức danh công việc bạn muốn tìm và xem các nhà tuyển dụng liệt kê các chức vụ đó như thế nào. Nếu các công việc bạn cần tìm thuộc các danh sách khác nhau, như vậy bạn cần viết nhiều đơn xin việc khác nhau. 

Làm sao để viết được nhiều đơn xin việc khác nhau?

Bắt đầu từ mục tiêu của bạn, bởi vì phần này sẽ thay đổi tuỳ vào công việc bạn nhắm đến. Thách thức trong khi viết đơn xin việc của bạn là làm sao làm nổi bật kinh nghiệm và khoá huấn luyện liên quan đến mục tiêu cụ thể. Kế đến, viết phần Những năng lực nổi bật nhằm cung cấp cho người tuyển dụng hiểu rõ về đơn xin việc và gọi bạn đến phỏng vấn. Mặc dù kinh nghiệm làm việc của bạn có thể khác nhau nhưng hãy tập trung vào việc kèm theo những nguyên nhân chủ yếu lý giải tại sao bạn lại đáp ứng được yêu cầu trong phần mục tiêu liệt kê trên mỗi đơn xin việc.
Khi mô tả quá trình làm việc của mình, bạn hãy nhấn mạnh đến những kinh nghiệm và thành tích có liên quan. Giảm thiểu sự tập trung vào những công việc, kỹ năng, huấn luyện và đặc tính không liên quan đến mục tiêu đơn xin việc của bạn.  

* Tầm quan trọng của việc theo dõi

Nhược điểm của việc viết nhiều đơn xin việc là bạn phải lưu ý theo dõi mỗi đơn xin việc được gửi đến nơi nào. Lập một cuốn sổ ghi lại thông tin liên hệ của công ty, ngày tháng, đơn xin việc nào đã được gửi, hành động của bạn, hành động của công ty và các bước triển khai cần thiết. Việc này không chỉ giúp bạn nhớ được mình đã gửi mỗi đơn xin việc đến những đâu mà còn giúp bạn theo dõi và tổ chức được hoạt động tìm việc của mình.
Nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn đảm bảo được điều này thì việc viết đơn xin việc tuỳ theo mục tiêu đề ra sẽ cho khiến bạn trở thành lựa chọn phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Bằng việc phân phối các đơn xin việc có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ sớm giành được sự lưu tâm của nhà tuyển dụng và tăng cường cơ hội có được một buổi phỏng vấn – bước quan trọng đối với toàn bộ quá trình tìm việc.
Bạn cần giới thiệu quá trình làm việc lâu dài của mình như một thuộc tính tích cực, bằng chứng cho thấy bạn sẽ ổn định ở vị trí mới trong thời gian dài. Tuyển dụng một nhân viên mới rất tốn kém sức lực – các công ty luôn tìm cách để nhân viên lưu lại công ty được lâu – vì thế hãy thể hiện bạn là một món đầu tư xứng đáng. Nếu bạn chọn quá trình làm việc ổn định của mình là thế mạnh để tự tiếp thị, sau đây là bảy cách để đề cao đơn xin việc của bạn: 

* Không ngừng học hỏi.

Một số nhà tuyển dụng có thể coi quá trình làm việc lâu dài của bạn cho thấy kỹ năng làm việc của bạn bị đình trệ. Hãy chứng minh họ sai lầm bằng cách không ngừng làm mới kỹ năng của mình thông qua quá trình học tập chính thức và tự học. Tham gia vào các khoá huấn luyện chuyên tu do chủ lao động tài trợ hoặc bạn tự túc học. Viết phần Phát triển khả năng chuyên môn vào đơn xin việc để liệt kê quá trình học tập không ngừng của bạn.  

* Bỏ đi những kỹ năng hoặc phẩm chất lỗi thời.

Những kỹ năng đã lỗi thời chắc chắn được ví như loài khủng long, do vậy hãy bỏ chúng đi. Nếu bạn không thấy chắc, hãy hỏi một đồng nghiệp đáng tin cậy và nhà tuyển dụng tiềm năng để xác định xem một kỹ năng nào đấy có mơ hồ không. Bạn cũng có thể lượm lặt thông tin này từ các thông báo tìm việc; nếu có kỹ năng nào không được ghi kèm vô phần thông báo, hãy bỏ nó đi. 

* Liệt kê riêng biệt những vị trí khác nhau.

Thăng tiến đồng nghĩa với chuyện công ty công nhận giá trị của bạn và giao cho bạn thêm nhiều trách nhiệm. Ngay cả những bước chuyển phụ cũng có thể cho thấy chủ của bạn đã công nhận tài năng của bạn. Thay vì gom tất cả các chức vụ của bạn vào chung một mục, hãy liệt kê từng vị trí với phần mô tả riêng cùng với khoảng thời gian cụ thể. Củng cố tính năng động bên trong công ty của bạn bằng những cụm từ như “được thăng tiến đến” hoặc “được Giám đốc điều hành lựa chọn để hỗ trợ thiết lập một bộ phận mới”. Nếu bạn chỉ đảm nhận mỗi một chức vụ đó trong suốt thời gian làm việc ở chỗ cũ, hãy cho thấy bạn đã trưởng thành ở vị trí này và tạo nên sự khác biệt cho tổ chức như thế nào. Để rà soát lại bộ nhớ, bạn hãy nghĩ đến sự khác nhau trong trách nhiệm hiện bạn đang đảm đương trong công việc so với lúc bạn mới bắt đầu.  

* Trình bày thành tích.

Mô tả quá trình làm việc của bạn không nên chỉ giới hạn trong phạm vi đơn thuần liệt kê trách nhiệm. Để được lưu tâm trong thị trường lao động cạnh tranh, đơn xin việc của bạn nên mô tả những nét nổi bật trong bảng thành tích. Nếu bạn cảm thấy ngột ngạt khi làm việc ở vị trí hiện tại, hãy tình nguyện tham gia vào một dự án nằm ngoài năng lực chuyên môn chính của bạn nhằm trải nghiệm những thách thức mới và phát triển kỹ năng mới.   

* Tận dụng ưu thế của phần Quá trình làm việc.

Sử dụng sự lâu dài, cống hiến, tận tâm, trung thành và kiên trì như những thế mạnh, cả trên đơn xin việc lẫn trong cuộc phỏng vấn. Bạn cũng có lợi thế trong việc nhìn thấy những thành tích của mình kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. 

* Nêu bật những kinh nghiệm liên quan đến mục tiêu của bạn.

Nếu bạn làm cho một công ty trong nhiều năm, bạn sẽ có cơ hội liệt kê một bảng thành tích dài. Tuy nhiên, đơn xin việc của bạn chỉ nên giới thiệu những kinh nghiệm, kỹ năng và khóa huấn luyện liên quan đến mục tiêu hiện thời. Bởi lẽ đơn xin việc là một công cụ tiếp thị hơn là tờ giới thiệu quá trình làm việc, đừng cảm thấy rằng đơn xin việc của bạn phải bao hàm tất cả mọi chi tiết trong sự nghiệp của mình. Hãy biên tập lại kinh nghiệm làm việc của mình, như thế bạn sẽ được trang bị bằng một đơn xin việc hiệu quả phù hợp với mục tiêu công việc hiện tại. 

* Viết phần Tóm tắt nghề nghiệp.

Phần tóm tắt ngay đầu đơn xin việc nếu được viết cẩn thận sẽ giới thiệu sự nghiệp của bạn dưới một góc nhìn tích cực. Phần tóm tắt này sẽ chứng tỏ rằng bạn rất có khả năng đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu đề ra.
Tiến hành tìm việc sau một thời gian dài làm việc cho một công ty có thể khiến bạn nản lòng nhưng hãy nhận ra rằng kinh nghiệm làm việc trong thời gian qua mang đến cho bạn những kỹ năng có thể được nhà tuyển dụng mới coi trọng. Bằng cách tham quan trang Lời khuyên nghề nghiệp trên các trang Internet, bạn sẽ tìm được sự hỗ trợ trong quá trình tìm việc và cơ hội tuyệt vời trên mạng.

Cùng chuyên mục

Thông tin - Thông báo

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Liên hệ