Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM

Trụ sở văn phòng chính:  101B Lê Hữu Trác - Sơn Trà - Tp Đà Nẵng.
  0236.3831841 - Fax: 02363.844728 - Website: https://cfi.edu.vn/ - Fanpage: https://www.facebook.com/cfi.edu.vn

Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh:  296 Lưu Hữu Phước - Phường 15 - Quận 8 - TP Hồ Chí Minh.
  028.38776919 -  Website: 
http://phanhieuhcm.cfi.edu.vn/

 

TRẢI NGHIỆM HỘI AN CHO SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH, KHÁCH SẠN TRẢI NGHIỆM HỘI AN CHO SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH, KHÁCH SẠN

 Trong hai ngày 10 và 11/3/2018 Khoa Kinh tế đã tổ chức thành công chuyến tham quan thực tế cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Hội An.
 

Description: C:UsersabcDownloads28698517_1263523510447545_4503727355467765253_o.jpg


Trong ngày đầu tiên, sinh viên tham quan và được hướng dẫn viên thuyết minh về lịch sử ra đời, ý nghĩa của di sản văn hóa thế giới như chùa Cầu, Hội quán Phước Kiến, nhà cổ Tấn Ký. 

Điểm dừng đầu tiên là chùa Cầu, ngôi chùa là một công trình kiến trúc đặc biệt của Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung, được xây dựng cách đây khoảng chừng 400 năm nhưng cho đến nay vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn. Cầu được làm theo kiểu "Thượng gia hạ kiều", có nghĩa là trên là nhà, dưới là cầu. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu nhân chuyến tuần du tại thương cảng Hội An biết rằng cầu do những người Nhật Bản xây dựng nên đã đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "cầu của những người phương xa xây dựng”. 

Điểm tham quan tiếp theo là Hội Quán Phước Kiến, nơi “hội tụ” khá đầy đủ các hình thái tín ngưỡng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về văn hóa tâm linh. Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiềubang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài ... hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.

Description: C:UsersabcDownloads28698517_1263523510447545_4503727355467765253_o.jpg

Description: C:UsersabcDownloads29261406_415082492278093_5790727974120591261_n.jpg


Điểm đến tiếp theo trong hành trình là nhà cổ Tấn Ký, một trong những ngôi nhà còn lại nguyên vẹn  và đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Mỗi ngôi nhà cổ ở Hội An là một cá thể nổi bật trong quần thể kiến trúc khu phố cổ, mỗi hạt nhân cơ bản của quần thể ấy là một bảo tàng sống bởi tự bao đời nay thị dân Hội An vẫn sống cuộc sống đời thường ngay trong lòng khu phố cổ, họ gắn bó máu thịt với từng công trình kiến trúc với lối sống đặc trưng của vùng đất mình. Nhà cổ Tấn Ký, công trình kiến trúc tiêu biểu mang những nét tinh hoa của đời sống người Hội An xưa với một mặt hướng sông, một mặt hướng chợ theo quan niệm nhất cận thị, nhị cận giang. Mặt tiền là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với sông để làm nơi xuất nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất chủ yếu của công trình là những loại gỗ quý. Căn nhà được dựng nên bởi các nét kiến trúc đa quốc gia: Việt, Hoa, Nhật. 

Hành trình được tiếp tục với trải nghiệm trên những chiếc xe đạp tham quan Cồn Bắp Thanh Nam Đông, phường Cẩm Nam, Hội An trong ngày thứ 2 của chuyến đi. Cẩm Nam được biết đến là mảnh đất của những cánh đồng bắp nếp trải dài cùng các sản vật đa dạng, phong phú. Làng Cẩm Nam bình yên vốn nhận được nhiều ưu đãi từ mẹ thiên nhiên, kết hợp với sự cần cù, chịu khó của người dân địa phương đã tạo ra những cánh đồng bắp nếp ngọt, thơm, mềm, dẻo mà không phải nơi nào cũng có được.

Description: C:UsersabcDownloads28701100_1263524007114162_5660775797566177935_o.jpg


Chuyến đi thực tế của lớp 16KS và 17DL trong thời gian hai ngày đã giúp cho sinh viên học hỏi cách thuyết minh một điểm du lịch, tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Sinh viên Nguyễn Thị Khánh chia sẻ: " Chuyến đi giúp em có nhiều trải nghiệm chân thực hơn về con người và cuộc sống nơi đây: Vẻ đẹp của Phố cổ,  những con đường dài đầy lồng đèn rực rỡ tiếp nhau, những căn nhà cổ với 2 cửa mở ra 2 đường khác nhau, hay vẻ đẹp nhộn nhịp của con sông khi về đêm, và những hàng dài xe thức ăn lưu động bán 2 bên đường,… tất cả đều tạo nên 1 Hội An rất riêng trong lòng du khách."

Sinh viên Hồ Phi Nam cùng quan điểm: " Chuyến đi thực sự rất bổ ích, sinh viên đã nhận được sự chỉ dạy nhiệt tình về các hoạt động của các bộ phận về nghiệp vụ khách sạn, như: Nghiệp vụ buồng phòng, cách bố trí sắp xếp giường, buồng, các vật dụng trong phòng sao cho đẹp mắt… Nghiệp vụ Lễ tân: check in – check out khách , các kĩ năng giao tiếp với khách hàng trong và ngoài nước. Qua đó, giúp sinh viên có được những kỹ năng cần thiết phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai "

Với sức trẻ, sự hào hứng và không ngại thử thách, các bạn sinh viên đã tự trang bị thêm bản lĩnh và tự tin để đi theo ngành nghề mà mình đã chọn.

                                                                                                        Khoa Kinh tế

Cùng chuyên mục

Thông tin - Thông báo

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Liên hệ