Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM

Trụ sở văn phòng chính:  101B Lê Hữu Trác - Sơn Trà - Tp Đà Nẵng.
  0236.3831841 - Fax: 02363.844728 - Website: https://cfi.edu.vn/ - Fanpage: https://www.facebook.com/cfi.edu.vn

Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh:  296 Lưu Hữu Phước - Phường 15 - Quận 8 - TP Hồ Chí Minh.
  028.38776919 -  Website: 
http://phanhieuhcm.cfi.edu.vn/

 

Hội thảo phân tích nghề theo DACUM cho nghề Công nghệ thực phẩm Hội thảo phân tích nghề theo DACUM cho nghề Công nghệ thực phẩm

 Ngày 11/12/2018, tại Trường Cao đẳng Lương thực-Thực phẩm, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Bộ Trẻ em và Giáo dục Đan Mạch phối hợp tổ chức Hội thảo phân tích nghề theo DACUM cho nghề Công nghệ thực phẩm, thuộc pha 2 của Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam - Hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch. Tham dự Hội thảo có ông Ông Henrik Hjorth, Tham tán Giáo dục Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam; Ông Karsten Frøhlich Hougaard củaViện Công nghệ Đan Mạch và các thành viên Hội đồng kỹ năng nghề địa phương nghề Công nghệ thực phẩm (HĐKNN) là các nhà quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề đến từ các công ty, nhà máy sản thực phẩm lớn của khu vực miền trung như Nhà máy Đường Phổ Phong, Nhà máy Bánh kẹo Biscafun thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi, Công ty CP Đồ hộp Hạ Long, Công ty CP Thủy sản và thương mại Thuận Phước.



Các thành viên Hội đồng tham gia phân tích nghề
 

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Henrik Hjorth cho biết Dự án sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất chính sách và giải pháp đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp; con đường để đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN trong giai đoạn tới là gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.



Ông Henrik Hjorth, Tham tán Giáo dục Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
 

Tại Hội thảo, các thành viên của HĐKNN được hướng dẫn về quy trình, công cụ làm việc của Hội đồng và rà soát, xây dựng chương trình đào tạo theo phương pháp DACUM nhằm điều chỉnh lại chương trình đào tạo hiện tại của trường để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thống nhất với doanh nghiệp về nội dung đào tạo tại nhà trường và tại doanh nghiệp. Phương pháp DACUM (Development A Curriculum: Phát triển một chương trình) được đề xuất từ tháng 7/1968 tại Anh, Columbia, Canada và áp dụng phổ biến từ những năm 1990 tại Canada và Hoa Kỳ như một cách tiếp cận mới trong xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo dựa trên việc mô tả và phân tích công việc. Áp dụng phương pháp này, các trường đại học có thể trả lời chính xác câu hỏi: nên dạy những gì cho người học để đáp ứng nhu cầu của xã hội (hay người sử dụng lao động sau này).



Ông Karsten Frøhlich Hougaard, Viện Công nghệ Đan Mạch hướng dẫn kỹ thuật DACUM
 

Trên cơ sở khoa học của phương pháp, các thành viên đã làm việc nghiêm túc và tích cực. Cuối buổi Hội thảo, HĐKNN đã phân tích được 7 nhiệm vụ với 27 công việc của người tham gia vào hoạt động liên quan đến công nghệ thực phẩm. Đây là cơ sở để Hội đồng tiếp tục phân tích lựa chọn những công việc phù hợp với trình độ của người học trình độ Cao đẳng trở xuống để đưa vào chương trình đào tạo.



TS. Đỗ Chí Thịnh, Hiệu trưởng nhà trường, Chủ tịch HĐKNN phát biểu tại Hội thảo
 

Phát biểu trong tổng kết Hội thảo, TS. Đỗ Chí Thịnh, Hiệu trưởng nhà trường và là Chủ tịch của Hội đồng kỹ năng nghề địa phương nghề Công nghệ thực phẩm đã cảm ơn Chính phủ Đan mạch tài trợ dự án, cảm ơn Tổng cục dạy nghề đã tin tưởng lựa chọn nhà trường tham gia dự án; đặc biệt cảm ơn các doanh nghiệp đã có những thay đổi nhận thức về việc phối hợp cùng nhà trường trong đào tạo nghề. Theo những thỏa thuận đã đạt được, các doanh nghiệp không chỉ cử nhân sự tham gia vào Hội đồng kỹ năng nghề của nhà trường mà còn trực tiếp giảng dạy, tiếp nhận sinh viên thực tập và tuyển dụng.

Nhóm công tác Dự án

Cùng chuyên mục

Thông tin - Thông báo

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Liên hệ