Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM

Trụ sở văn phòng chính:  101B Lê Hữu Trác - Sơn Trà - Tp Đà Nẵng.
  0236.3831841 - Fax: 02363.844728 - Website: https://cfi.edu.vn/ - Fanpage: https://www.facebook.com/cfi.edu.vn

Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh:  296 Lưu Hữu Phước - Phường 15 - Quận 8 - TP Hồ Chí Minh.
  028.38776919 -  Website: 
http://phanhieuhcm.cfi.edu.vn/

 

Hoạt động gắn kết thực tế sản xuất vào quá trình đào tạo, tư vấn & chuyển giao công nghệ Hoạt động gắn kết thực tế sản xuất vào quá trình đào tạo, tư vấn & chuyển giao công nghệ

Làng nước mắm Nam Ô nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng là một trong số ít làng nghề nước mắm truyền thống còn tồn tại trên cả nước đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bằng kinh nghiệm được truyền lại từ nhiều thế hệ, nước mắm chỉ sử dụng cá và muối ủ chượp mà thành, với vị thơm ngọt tự nhiên, màu nâu hổ phách, là một sản phẩm quý của xứ Quảng để tiến vua chúa ngày xưa, bên cạnh quế tiêu, vải lụa, trầm hương… Hiện nay, Làng nghề có 92 hộ làm nước mắm, trong đó có 61 hộ tham gia vào Hội làng nghề nước mắm truyền thống, 10 cơ sở quy mô lớn, 17 cơ sở đăng ký thương hiệu riêng, ba hợp tác xã và một doanh nghiệp. Nghề làm mắm đã tạo việc làm bền vững cho vài trăm lao động địa phương, bình quân mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 200.000 lít nước mắm thành phẩm.

Nằm trong chuỗi các công tác thực hiện thường xuyên, hàng năm của nhà trường nhằm gắn thực tiễn sản xuất vào quá trình đào tạo; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, bà con các làng nghề trong việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, kiểm soát chất lượng & an toàn vệ sinh thực phẩm…. Ngày 20/4/2021, Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm đã tham gia Hội thảo khoa học phát triển thương hiệu tập thể nước mắm Nam Ô do Sở khoa học và Công nghệ Đà Nẵng chủ trì cùng với sự tham dự của Sở Công Thương, Sở VHTT&DL, Sở NN&PTNT, Sở Y tế, Trường ĐH Bách khoa, trường ĐH Kinh tế, trường ĐH Sư phạm, Ban QL An toàn thực phẩm, Hội Nông dân thành phố, các hộ sản xuất nước mắm của Làng nước mắm Nam Ô,… và cùng thực tế tại các cơ sở sản xuất nước mắm tại làng nghề.

TS. Vũ Thị Bích Hậu- P. Giám đốc sở KHCN, chủ trì Hội thảo

Tại buổi hội thảo, TS. Đặng Thị Mộng Quyên - Phó hiệu trưởng trường đã kiến nghị các giải pháp kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng & an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao uy tín và phát triển bền vững thương hiệu tập thể nước mắm Nam Ô.

TS. Đặng Thị Mộng Quyên - P. Hiệu trưởng phát biểu tại hội thảo

…, đồng thời tư vấn cho các cơ sở sản xuất về mở rộng quy mô sản xuất, phát triển đa dạng hóa sản phẩm, thương mại hóa sản phẩm kết hợp với phát triển du lịch, phát triển thương hiệu.

TS. Đặng Thị Mộng Quyên thực tế tại Cơ sở sản xuất nước mắm Nam Ô -  Hương Làng Cổ

            Sự kết nối giữa nhà trường, hội làng nghề truyền thống và doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm luôn cần được thiết lập và thắt chặt. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đào tạo, tư vấn và chuyển giao công nghệ của trường. Hoạt động trên không những góp phần mở rộng mối quan hệ giữa các bên liên quan mà còn từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động đào tạo của trường trong bối cảnh hiện tại. Trường sẽ hỗ trợ tốt nhất để giúp bà con làng nghề mang nước mắm Nam Ô ra rông nhiều thị trường khác.

Bài viết: Nguyễn Thị Ngọc Hương

Cùng chuyên mục

Thông tin - Thông báo

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Liên hệ